Tủ bếp gỗ công nghiệp được phân loại như thế nào?
Mục lục bài viết
Tủ bếp gỗ công nghiệp được phân loại như thế nào là điều mà khá nhiều người quan tâm khi muốn lựa chọn loại tủ bếp này. Theo đó, để phân loại tủ bếp gỗ công nghiệp người ta thường dựa vào cốt gỗ. Và hiện nay trên thị trường có các loại tủ bếp gỗ công nghiệp phổ biến như sau:
1. Tủ bếp gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC là một loại ván gỗ dăm được phủ lớp Melamine. Loại gỗ này được sản xuất chủ yếu từ cây gỗ rừng trồng như: bạch đàn, keo, cao su,… Để có những tấm ván gỗ MFC, người ra băm nhỏ cây gỗ thành dăm, sau đó kết hợp với keo và ép tạo nên độ dày của gỗ. Bề mặt gỗ MFC hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ, sau đó tráng bề mặt bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.
Ưu điểm của tủ bếp gỗ MFC là có giá thành rẻ, chất lượng cao, bền đẹp, tuy nhiên khi sử dụng cần chú ý tránh tiếp xúc trực tiếp với nước.
2. Tủ bếp gỗ công nghiệp MDF
Nguyên liệu và công nghệ sản xuất tủ bếp gỗ MDF cũng giống với gỗ MFC, nhưng thay vì dăm gỗ thì gỗ MDF lại được xay nhuyễn thành sợi nên nó có chất lượng tốt hơn so với gỗ MFC. Và để tạo bề mặt sáng bóng và bền hơn, trên bề mặt tủ bếp gỗ MDF thường được phủ một lớp veneer, Laminate hoặc Acrylic…
Tủ bếp gỗ công nghiệp MDF lõi xanh chịu nước khá tốt nên thường được sử dụng để làm tủ bếp và các đồ gỗ trong bếp,… Ưu điểm của tủ bếp được làm loại gỗ này là có độ bền cơ lý cao, chống ẩm tốt, tuổi thọ lâu bền và giá cả phải chăng.
3. Tủ bếp gỗ công nghiệp HDF
Gỗ công nghiệp HDF là loại gỗ được sản xuất từ loại bột gỗ tự nhiên, xử lý kết hợp cùng các loại phụ gia khác để tăng độ cứng cho gỗ và tăng khả năng chống mối mọt sau đó được ép dưới nhiệt độ áp suất lớn.
Ưu điểm của loại gỗ này là khả năng cách âm tốt, cách nhiệt cao nên có thể sử dụng để làm tủ bếp…… Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất nên không dễ bị cong vênh, mối mọt, độ bền cao.
Gỗ công nghiệp HDF có khoảng 40 màu sơn cùng bề mặt gỗ nhẵn bóng và kết cấu bên trong có mật độ cao nên nó có độ cứng cao hơn và chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.
4. Tủ bếp gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh là loại gỗ được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng, gỗ được bào, cưa, phay, ghép, ép, chà và phủ sơn trang trí trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến. Sau khi được dán lớp veneer trên bề mặt thì chất lượng và diện mạo của gỗ ghép thanh tương đương với tấm gỗ đặc bởi vậy nó cũng được sử dụng để đóng tủ bếp.
Ưu điểm của loại gỗ này là giá thành rẻ, chất lượng tốt, không bị cong vênh, mối mọt trong quá trình sử dụng nên được ứng dụng đa dạng trong làm tủ bếp.
5. Tủ bếp gỗ plywood
Gỗ Plywood là loại gỗ công nghiệp được ép từ các miếng gỗ thật mỏng sau đó được ép ngang dọc trái chiều để tăng tính chịu lực. Bởi vậy nó có khả năng chịu lực tốt hơn so với các dòng gỗ khác là MFC hay MDF. Để tạo vẻ đơn giản, mộc mạc cho bề mặt tủ bếp, gỗ Plywood thường được phủ thêm lớp veneer sau đó sơn phủ PU để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm.
6. Tủ bếp gỗ ván nhựa WPC
WPC là một loại nguyên liệu mới xuất hiện trên thị trường và được tổng hợp, tạo thành từ nhựa và bột gỗ. Bên cạnh đó nó còn chứa một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ.
Ưu điểm của gỗ WPC là có thể dễ dàng uốn và cố định để tạo thành các đường cong lớn. Loại gỗ này vừa có tính chất của gỗ như gia công dễ dàng bằng các công cụ mộc truyền thống, vừa có tính chất nhựa như khả năng chống mối, ẩm mốc, mục nát,…. cao, bởi vậy nó được ưa chuộng sử dụng rất nhiều trong thiết kế, thi công đồ gỗ nội thất, trong đó có tủ bếp.