Phân tích cấu tạo của tủ bếp gỗ công nghiệp
Mục lục bài viết
Làm thế nào để đánh giá được độ bền của một chiếc tủ bếp gỗ công nghiệp? Để hiểu biết được điều này, trước tiên chúng ta cần xem xét cấu tạo của mẫu tủ bếp này để biết xem chất liệu của nó có tốt không thì mới đánh giá được chất lượng sản phẩm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích cấu tạo của tủ bếp gỗ công nghiệp.
Cấu tạo cốt gỗ của tủ bếp gỗ công nghiệp
Cốt gỗ là phần rất quan trọng của tủ bếp gỗ công nghiệp. Cốt gỗ càng chắc chắn, tủ bếp sẽ càng bền hơn với khả năng chống được mối mọt, chống ẩm tốt, tuổi thọ tủ bếp càng cao. Bản chất cốt gỗ được tạo nên từ nhành, cành cây nên thường có tuổi đời gỗ thấp. Sau đó được sử dụng hóa chất, những lớp keo vừa để kết dính và giúp tăng độ bền cho những lớp gỗ này.
Dưới đây là những loại cốt gỗ làm tủ bếp gỗ công nghiệp thường được sử dụng phổ biến hiện nay:
MFC | MDF | HDF | Finger | Cốt gỗ dán |
Cốt gỗ MFC tiêu chuẩn
Cốt gỗ MFC chống ẩm |
1. Cốt gỗ MDF tiêu chuẩn
2. Cốt gỗ MDF chống ẩm 3. Cốt gỗ MDF lõi xanh chống ẩm |
1. Cốt gỗ HDF tiêu chuẩn
2. Cốt gỗ HDF chống ẩm 3. Cốt gỗ HDF chống ẩm lõi xanh 4. Black HDF ( Cốt gỗ HDF siêu chống ẩm |
Cốt gỗ Finger tiêu chuẩn | Cốt gỗ dán tiêu chuẩn |
1. Cốt gỗ MFC – Giá rẻ nhất và độ bền cũng thấp nhất
Cốt gỗ MFC là dòng cốt gỗ có giá rẻ nhất, được làm từ những loại gỗ tự nhiên như gỗ keo, gỗ cao su, bạch đàn,…được nghiền nát thành dăm gỗ nhỏ, trộn chung với loại keo chuyên biệt để ép thành khối gỗ.
Do là dăm gỗ nên cốt gỗ MFC không được mịn, và hơi nhám với những dăm gỗ nhỏ. Đây là điểm để phân biệt cốt gỗ MFC với các loại cốt gỗ khác và rất dễ dàng phân biệt khi nhìn từ bên ngoài. Bởi vì là dăm gỗ nên nếu mất lớp bên ngoài, cốt gỗ MFC sẽ rất dễ bị bở, hỏng.
Cốt gỗ MFC cũng được chia làm hai loại cốt gỗ MFC tiêu chuẩn và cốt gỗ MFC chống ẩm. Nếu dùng để đóng tủ bếp thì người ta thường sử dụng cốt gỗ MFC chống ẩm để đảm bảo tuổi thọ cho tủ bếp.
2. Cốt gỗ MDF – Cốt gỗ được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Cốt gỗ MDF là loại cốt gỗ được làm từ các cành cây, thân cây nghiền mịn thành bột sau đó ép lại tương tự. Bởi vì có cốt gỗ mịn, cốt gỗ MDF luôn có chất lượng tốt hơn, bền chắc chắn hơn với lớp keo gỗ thẩm thấu, liên kết chặt được cốt gỗ.
Hiện nay cốt gỗ MDF cũng được chia làm rất nhiều loại, trong đó cốt gỗ MDF lõi xanh chống ẩm của An Cường là thương hiệu bền đẹp được sử dụng nhiều nhất với tuổi thọ cao, bảo hành dài hạn. Hiện tại, cốt gỗ MDF là loại cốt gỗ được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì độ bền tốt và giá thành phải chăng
3. Cốt gỗ HDF – Giá thành cao, ít được sử dụng
Cốt gỗ HDF cũng tương tự như cốt gỗ MDF, nhưng nguyên liệu tuyển chọn của cốt gỗ HDF ở mức cao hơn, là gỗ từ thân cây, có tuổi đời cao mà không phải cành hay nhánh. Gỗ HDF cũng được tẩm sấy kỹ càng chống ẩm, chống mốc trong điều kiên khoảng 2000 độ C và ép trong điều kiện áp suất cao. Bởi có quy trình xử lý phức tạp nên ván gỗ với cốt HDF có độ mịn cao, siêu chống nước tuyệt vời, độ chắc hoàn hảo rất thích hợp để đóng tủ bếp.
Tuy nhiên do giá thành cao, lợi nhuận thấp nên hiện nay ván cốt gỗ HDF vẫn còn ít được sử dụng để đóng tủ bếp.
Ngoài ra còn có một số loại cốt gỗ khác như cốt gỗ ghép thanh Finger, cốt gỗ dán. Tuy nhiên hai loại cốt gỗ này ít được sử dụng để đóng tủ bếp.
Cấu tạo lớp phủ của tủ bếp gỗ công nghiệp
Tủ bếp công nghiệp có 6 loại lớp phủ, trong đó phổ biến nhất là lớp phủ Acrylic, Laminate, Melamine và lớp phủ Veneer. Tên của các loại lớp phủ thông thường cũng là tên của loại tủ bếp tương ứng
Tên lớp phủ | Lớp phủ Acrylic | Lớp phủ Laminate | Lớp phủ Melamine | Lớp phủ Veneer | Lớp phủ Sơn bệt | Lớp phủ Sơn PU |
Thông dụng | 5 | 4 | 3 | 2 | 1 | 0 |
Tủ bếp gỗ Acrylic: Là loại tủ bếp gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất với nhiều ưu điểm như độ bền cao, chắc chắn do lớp nhựa Acrylic phủ bên ngoài rất tốt. Loại tủ bếp này có bề mặt bóng sáng như gương nên có tính thẩm mỹ cao. Đây cũng là điểm nổi bật của tủ bếp gỗ Acrylic với các dòng tủ bếp gỗ công nghiệp khác.
Tủ bếp gỗ Laminate: Đây là loại tủ bếp có nhiều biến thể nhất, với bền mặt Laminate có thể thay đổi theo nhiều kiểu khác nhau. Độ bền của tủ bếp Laminate phụ thuộc vào loại cốt gỗ, quy trình làm và tẩm sấy, ép lớp Laminate bên ngoài cốt gỗ thế nào.
Tủ bếp gỗ Melamine: Tủ bếp melamin là loại tủ bếp giá rẻ nhất và cũng khá đẹp và chắc chắn. Tuy nhiên độ bền của nó không được cao như các dòng tủ bếp gỗ công nghiệp khác. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, khi sử dụng tủ bếp Melamine bạn nên chọn cốt gỗ MDF lõi xanh An Cường là loại cốt gỗ tốt nhất. Nó sẽ giúp đảm bảo tủ có độ bền, chắc chắn cao mà giá thấp nhất có thể
Tủ bếp gỗ Veneer: Đây là loại tủ bếp gỗ công nghiệp có chất liệu lớp phủ ngoài là hợp chất nhựa nên có sự kết hợp của cả gỗ và nhựa. Sự kết hợp này cho sản phẩm có giá thành rẻ, nhẹ, mà vẫn chất lượng rất tốt với khả năng chống ẩm, chống nước, chống cong vênh mối mọt cực tốt.
Nên chọn tủ bếp gỗ công nghiệp loại nào tốt?
Với kinh nghiệm nhiều năm làm trong lĩnh vực nội thất, lắp ráp tủ bếp cho hàng nghìn cách hàng, Nội thất gỗ Anh Quân khuyên bạn nên sử dụng tủ bếp gỗ cốt gỗ MDF lõi xanh phủ Acrylic của An Cường. Giá cả tuy hơn cao một chút so với các loại cốt gỗ khác nhưng sản phẩm cho ngoại hình đẹp, mà dùng lâu năm tủ bếp vẫn như mới, không dễ bị xuống cấp, mối mọt, cong vênh, nứt hay hỏng. Hoặc bạn cũng có thể giảm xuống sử dụng dòng phủ Laminate nhưng nhất thiết cốt gỗ phải là gỗ MDF lõi xanh chống ẩm để tủ bếp có độ bền cao.